Trong rất nhiều chuyên ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ thông tin (CNTT) thì quản trị mạng là một ngành được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Để biết học ngành này ra làm gì, có thể xin việc vào đâu và mức lương ra sao, hãy tham khảo thông tin được BKNET chia sẻ bạn nhé.
Mạng Internet là thứ không thể thiếu trong cuộc sống, công việc của con người ngày nay. Bởi hầu hết mọi công việc của bạn đều được xử lý và giải quyết bằng công nghệ phần mềm nhằm đảm bảo hiệu suất tối đa. Nếu một này nào đó, công ty hay doanh nghiệp của bạn gặp sự cố về mạng máy tính, chắc chắn công việc sẽ bị trì trệ. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của người phụ trách quản trị hệ thống mạng.
Tìm hiểu về ngành Quản trị mạng
Quản trị mạng là gì? học những gì là câu hỏi nhiều bạn trẻ thắc mắc khi có ý định đăng ký học ngành này. Nói chung, ngành quản trị mạng (Network administrator) liên quan đến việc xử lý hệ thống mạng máy tính, kiểm soát sao cho dữ liệu của công ty được bảo mật, ngăn chặn kẻ gian xâm nhập, phá hủy hệ thống. Đặc biệt, họ có nhiệm vụ duy trì hệ thống mạng kết nối ổn định để mọi hoạt động của cá nhân trong doanh nghiệp thực hiện công việc được thông suốt, thuận lợi.
Theo đó, quản trị mạng máy tính là một phần của quản trị mạng. Người đảm nhận công việc này cần có kiến thức về internet, hệ thống phần cứng, phần mềm “tường tận” để bảo vệ an toàn cho máy tính và ngăn chặn những hành vi xấu làm gián đoạn hệ thống.
Mức lương cho ngành Quản trị mạng với những người có kinh nghiệm được đánh giá cao. Vì vậy, nhiều bạn sinh viên theo đuổi và có niềm đam mê với ngành nghề tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và có cơ hội việc làm cao này.
Học quản trị mạng ra xin việc vào đâu? lương bao nhiêu?
Số lượng các công ty, doanh nghiệp sử dụng máy tính kết nối mạng nội bộ, internet hiện nay khó có thể thống kê bởi có lẽ cơ sở nào cũng dùng. Thậm chí, mạng máy tính còn quyết định đến “sự sống còn” của doanh nghiệp khi họ sở hữu nhiều website hoặc hoạt động chủ yếu qua các kênh trực tuyến như cơ sở báo mạng điện tử, công ty truyền thông, công nghệ,…
Ngoài ra, các cơ sở, doanh nghiệp tham gia bán hàng online, kinh doanh trên các sàn giao dịch, gian hàng trực tuyến, thương mại điện tử,… cũng cần sử dụng mạng internet nên các vị trí về quản trị mạng được tuyển dụng với nhu cầu cao. Nếu bạn theo học ngành này, cơ hội việc làm luôn rộng mở và không lo thất nghiệp nếu có kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn tốt.
Về mức lương, nhân viên quản trị mạng nhận trung bình 8 triệu/tháng, khởi điểm khoảng 6 triệu/tháng và sau khi đã có kinh nghiệm thì thu nhập tăng lên khoảng 10 – 15 triệu/tháng. Có thể mức lương này không phải quá cao so với nhiều vai trò khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng đã là khá lý tưởng với lượng công việc bạn phụ trách hay bằng cấp bạn có (vì quản trị mạng có ngành học ở trường cao đẳng, thời gian học ngắn hơn, nhẹ nhàng hơn).
Bên cạnh đó, với nền tảng kiến thức quản trị mạng, bạn có thể học thêm về lập trình hay sửa chữa máy tính và kiếm thêm thu nhập hoặc dần chuyển sang các vai trò khác trong ngành CNTT. Nếu có thể theo đuổi các vai trò như kỹ sư hệ thống mạng… thì lương của bạn có thể lên đến 20 – 30 triệu/tháng.
Học Quản trị mạng ra làm gì?
Học ngành quản trị mạng, bạn có thể ứng tuyển vào rất nhiều vị trí khác nhau với mức lương đa dạng. Một số việc làm phổ biến quản trị mạng có thể theo đuổi như:
- Nhân viên quản trị mạng.
- Kỹ sư mạng (Network Engineer): Kỹ sư hệ thống mạng chịu trách nhiệm thiết kế và cài đặt hệ thống máy tính và mạng. Họ cũng đảm nhận việc triển khai, duy trì, khắc phục các sự cố cũng như loại bỏ bất kỳ lỗi nào mà hệ thống mạng gặp phải.
- Kỹ sư an ninh mạng (Network Security): Nhiệm vụ của kỹ sư an ninh mạng là thiết kế bảo mật hệ thống sao cho an toàn để tránh hacker đột nhập ăn cắp dữ liệu đồng thời có những biên pháp xử lý sự cố liên quan.
- Chuyên viên phân tích mạng/hệ thống (Network/Systems Analyst).
- Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật (Technical Support).
- Nhân viên quản trị mạng.
- Chuyên viên bảo trì mạng.
- Kiến trúc sư mạng.
Với những vị trí phổ biến trên đây, sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị mạng có thể ứng tuyển và làm việc tại các trung tâm dữ liệu, cung cấp dịch vụ internet, công ty công nghệ hoặc làm trong bộ phận kỹ thuật của các doanh nghiệp kinh doanh, ngân hàng,…
Các trường đào tạo Quản trị mạng uy tín
Lựa chọn được môi trường đào tạo ngành Quản trị mạng tốt sẽ giúp bạn dễ dàng có được công việc nhanh chóng sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, trúng tuyển vào những ngôi trường top đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bạn sẽ được rèn luyện và trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng thành thạo để trở thành một cử nhân quản trị mạng giỏi, dù ứng tuyển vào công ty, doanh nghiệp cũng có thể đảm nhận tốt.
Những ai đang có ý định theo học ngành quản trị mạng thì hãy cân nhắc kỹ càng về ngôi trường mình theo học bởi nó quyết định quan trọng đến tương lai, sự nghiệp của bạn. Tùy theo khả năng và điều kiện kinh tế mà mỗi người lựa chọn cho mình môi trường học phù hợp. Một số ngôi trường đào tạo ngành quản trị mạng chất lượng bạn có thể tham khảo như:
- Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
- Đại học FPT.
- Đại học Bách khoa TP.HCM.
- Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
- Học viện Kỹ thuật Mật mã.
- Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM.
Ngoài ra các bạn có thể chọn các trung tâm đào tạo như:
- Học viện công nghệ BKNET Việt Nam
- Học viện công nghệ BKACAD
- Hệ thống đào tạo CNTT quốc tế BachKhoa-Aptech
- Học viện IPMAC
- Học viện NetPro
- Học viện mạng NGN
- v.v
Tìm việc làm ngành Quản trị mạng ở đâu?
Không khó để tìm việc làm ngành Quản trị mạng bởi hiện nay công nghệ phát triển. Ngoài tìm việc làm ở trên các trang mạng xã hội, trung tâm giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm,… thì tìm kiếm trên các kênh tuyển dụng online được nhiều bạn trẻ ưa chuộng.
- ITViec.com
- topcv.vn
- vietnamworks.com
- careerbuilder.vn
Nếu bạn chưa biết tìm việc làm ngành quản trị mạng ở đâu uy tín thì BKNET Job là gợi ý hàng đầu cho bạn. Bạn có thể tìm từng việc làm cụ thể theo mong muốn cũng như lựa chọn địa điểm thích hợp bằng cách đánh vào ô chức “chức danh, từ khóa” vị trí rõ ràng như “Nhân viên quản trị mạng” hay “IT Network”, rồi chọn “địa điểm” và nhấn nút “Tìm việc làm”.