Chuyên viên quản trị hệ thống là gì? Cần có những kỹ năng gì?

Để đảm bảo hệ thống mạng và máy tính của một văn phòng, công ty luôn hoạt động ổn định, không thể không nhắc tới vai trò của chuyên viên quản trị hệ thống. Họ là những người chịu trách nhiệm xử lý mọi sự cố liên quan đến mạng máy tính nên và phải đáp ứng được các yêu cầu cao về mặt chuyên môn cũng như kỹ năng nghiệp vụ.

Là một chuyên viên quản trị hệ thống, khối lượng công việc phải hoàn thành là không hề nhỏ. Họ là người trực tiếp đứng ra khắc phục mọi sự cố liên quan đến mạng và máy tính để đảm bảo công việc của mọi người không bị gián đoạn. Công việc khá áp lực và đòi hỏi luôn phải trong trạng thái sẵn sàng làm việc. Bù lại, mức lương lý tưởng chính là sự đền đáp xứng đáng cho những người làm công việc này. Vậy nên không khó để lý giải tại sao ngày càng có nhiều người lựa chọn theo đuổi nghề chuyên viên quản trị hệ thống.

Chuyên viên quản trị hệ thống là gì

Những thông tin cần biết về việc làm chuyên viên hệ thống

I. Chuyên viên quản trị hệ thống là gì?

Hiểu đơn giản, chuyên viên quản trị hệ thống (Systems Administrator Specialist) là người có nhiệm vụ thiết lập và bảo trì hệ thống mạng, máy tính của một văn phòng hay công ty, doanh nghiệp. Cụ thể, họ cần đảm bảo thời gian hoạt động, hiệu suất, tài nguyên và bảo mật của hệ thống máy tính đáp ứng được nhu cầu người dùng trong phạm vi nguồn ngân sách cho phép.

II. Yêu cầu về kỹ năng chuyên môn

1. Thành thạo công nghệ ảo hóa (Virtualization Technology)

Thời gian gần đây, công nghệ ảo hóa đã có những bước tiến lớn, được áp dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp nhằm mục đích đơn giản hóa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như lớp bảo mật.
Cụ thể, một chuyên viên quản trị hệ thống giỏi cần thành thạo một số công nghệ ảo hóa phổ biến đến từ Microsoft, VMWare, Citrix hoặc KVM. Chúng cung cấp các tùy chọn bao gồm giải pháp ảo hóa VDI, phần mềm giám sát máy ảo và công nghệ ảo hóa chức năng mạng để quản lý mạng nâng cao.

2. Thành thạo hệ điều hành Linux

Hệ điều hành Linux được rất nhiều doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử lựa chọn sử dụng nhờ lớp bảo mật mạnh mẽ, ít để lại footprint, v.v. Do đó, nhu cầu về nhân lực am hiểu hệ điều Linux luôn ở mức cao.

3. Kỹ năng lập trình và phát triển phần mềm

Đây là kỹ năng mà bất kỳ chuyên viên quản trị hệ thống nào cũng buộc phải có để đảm bảo các trang web luôn luôn an toàn và có đầy đủ tính năng. Mặt khác, nhu cầu về những giải pháp phần mềm tùy chỉnh, độc quyền dành cho doanh nghiệp ở mọi quy mô để triển khai tự động hóa, mã hóa dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) cũng rất cao.

4. Am hiểu mô hình điện toán đám mây

Đám mây là nơi nhiều công ty lựa chọn để lưu trữ ứng dụng, cơ sở hạ tầng CNTT và dịch vụ nhằm tối đa hóa thời gian hoạt động, khả năng truy cập và khả năng mở rộng của họ.
Vì vậy, am hiểu mô hình điện toán đám mây sẽ giúp các chuyên viên quản trị hệ thống dễ dàng thực hiện hoạt động lưu trữ như Active Directory, Email, v.v. hoặc ảo hóa các thiết bị và ứng dụng bằng Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure, v.v.

5. Kỹ năng bảo mật thông tin

Để đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống mạng và máy tính của công ty mình làm việc, chuyên viên quản trị hệ thống cần phải thành thạo các kỹ năng liên quan đến bảo mật thông tin. Cụ thể, họ sẽ phải tìm ra lỗ hổng trong phần mềm để vá lỗi kịp thời, tránh làm lộ thông tin mật của công ty hoặc ảnh hưởng tới tiến độ làm việc của mọi người.

6. Kỹ năng công nghệ nói chung

Đôi khi kỹ năng công nghệ còn được dùng làm thước đo năng lực giữa các ứng viên. Sở hữu nhiều chứng chỉ liên quan đến công nghệ thông tin, khoa học máy tính, v.v. sẽ là lợi thế cực kỳ lớn nếu bạn muốn đảm nhiệm vị trí này.

III. Yêu cầu về kỹ năng mềm

1. Khả năng chịu áp lực công việc và dự đoán rủi ro tiềm ẩn

Mỗi khi hệ thống mạng hoặc máy tính gặp sự cố, trách nhiệm của chuyên viên quản trị hệ thống lại trở nên nặng nề hơn rất nhiều. Thậm chí nếu quá trình làm việc của nhân viên bị gián đoạn lâu sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả và doanh thu chung của công ty. Do đó, khả năng phán đoán tốt cũng như bình tĩnh trước áp lực là kỹ năng không thể thiếu nếu bạn muốn theo đuổi vị trí này.

Quản trị hệ thống

Chuyên viên hệ thống cần có kỹ năng gì?

2. Kỹ năng tự học

Để nắm bắt và đưa ra các giải pháp khắc phục sự cố hiệu quả, bạn buộc phải nỗ lực mở mang vốn kiến thức mỗi ngày. Lĩnh vực CNTT phát triển, thay đổi từng ngày. Bởi vậy, nếu không chịu khó học hỏi, bạn sẽ không thể hoàn thành tốt công việc của mình. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm tham gia khoá học quản trị hệ thống Windows Server 2022 tại Học viện công nghệ BKNET Việt Nam.

3. Kỹ năng giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ

Trong quá trình làm việc, bạn phải tương tác trực tiếp với khách hàng, cấp trên và cấp dưới trong công ty. Vì vậy, nếu không làm chủ kỹ năng giao tiếp, sẽ rất khó để trao đổi thông tin cũng như truyền đạt quan điểm cá nhân.

Không ai có thể phủ nhận vai trò của chuyên viên quản trị hệ thống trong mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện CNTT ngày càng được vận dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh. Để thành công trong vai trò này, họ cần phải đáp ứng đầy đủ kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Dù nhiều áp lực nhưng đây vẫn là công việc lý tưởng với mức lương hậu hĩnh cùng cơ hội thăng tiến vô cùng rộng mở.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Hãy bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 1