Windows Server 2022 ra mắt: Nhiều cải tiến bảo mật, hỗ trợ mở rộng trong 10 năm

Microsoft đã bắt đầu phát hành Windows Server 2022. Đây là bản phát hành Long Term Servicing Channel (LTSC), đi kèm với hàng loạt các cải tiến bảo mật nâng cao.

Đặc biệt, phiên bản lần này cũng sẽ là lần đầu tiên chứng kiến sự góp mặt của Secured-core trên nền tảng Windows Server để tăng cường khả năng bảo vệ chống lại một loạt các mối đe dọa.

Tại Microsoft Ignite 2021, Microsoft cho biết Windows Server 2022 cung cấp kết nối bảo mật được kích hoạt bằng mã hóa AES 256 tiêu chuẩn ngành. “Hơn nữa, bản phát hành này cũng sẽ bao gồm những cải tiến đáng kể đối với Windows container runtime. Chẳng hạn như múi giờ được ảo hóa và hỗ trợ IPV6 cho các ứng dụng có thể mở rộng toàn cầu, cũng như công cụ chứa cho các ứng dụng .NET, ASP.NET và IIS“.

Windows Server 2022 có 3 biến thể là: Standard, Datacenter và Datacenter: Azure Edition. Kể từ ngày 21 tháng 8, Windows Server 2022 sẽ có sẵn cho khách hàng trên Volume Licensing Server Center. Image của Server 2022 cũng có sẵn trên Azure, trang Product Evaluation Center và trang Visual Studio.

Windows Server 2022 trên Microsoft Volume Licensing Service Center

Windows Server 2022 trên Microsoft Volume Licensing Service Center

Microsoft Server 2022 sẽ hỗ trợ chính trong 5 năm (kết thúc vào ngày 13 tháng 10 năm 2026) và hỗ trợ mở rộng trong 10 năm (kết thúc vào ngày 14 tháng 10 năm 2031).

Máy chủ Secured-core với khả năng bảo vệ trước các mối đe dọa tích hợp

PC lõi bảo mật (Secured-core PC) hiện được coi là giải pháp ứng phó cho hiện tượng số lượng lỗ hổng firmware ngày càng tăng. Kẻ tấn công có thể lạm dụng những lỗ hổng này để vượt qua Secure Boot của Windows. Cùng với đó là khắc phục vấn đề thiếu khả năng quản lý ở cấp độ mật trong nhiều giải pháp bảo mật điểm cuối ngày nay.

Khả năng bảo vệ tích hợp được thiết kế để bảo vệ người dùng khỏi các mối đe dọa lạm dụng lỗ hổng trong firmware và lỗi bảo mật driver, được bao gồm trong tất cả các PC Secured-core kể từ tháng 10 năm 2019.

Chúng có thể bảo vệ người dùng chống lại phần mềm độc hại được thiết kế để lợi dụng các lỗi bảo mật của driver nhằm vô hiệu hóa các giải pháp bảo mật.

Các Secured-core PC thường được phát triển bởi sự hợp tác giữa Microsoft với các đối tác OEM và nhà sản xuất chip silicon. Secured-core PC bảo vệ người dùng chống lại các cuộc tấn công bằng cách tuân theo những yêu cầu sau:

  • Tải Windows một cách an toàn: Được tích hợp Hypervisor Enforced Integrity, Secured-core PC chỉ khởi động các tệp thực thi được ký bởi những đơn vị đã biết và được phê duyệt. Ngoài ra, người giám sát cũng có thể thiết lập và thực thi các quyền cần thiết để ngăn phần mềm độc hại cố gắng sửa đổi bộ nhớ và thực thi mã độc. Tham khảo cách tải ISO Windows 10 từ Microsoft.
  • Bảo vệ ở cấp độ firmware: System Guard Secure Launch sử dụng CPU để xác thực thiết bị khởi động an toàn, ngăn chặn các cuộc tấn công firmware nâng cao
  • Bảo vệ danh tính: Windows Hello cho phép bạn đăng nhập mà không cần mật khẩu, trong khi Credential Guard leverages hỗ trợ ngăn chặn các cuộc tấn công danh tính.
  • Môi trường hoạt động an toàn, tách biệt với phần cứng: Sử dụng Trusted Platform Module 2.0 và một CPU hiện đại với tính năng đo lường gốc động tin cậy (DRTM) để khởi động PC của bạn một cách an toàn và giảm thiểu các lỗ hổng firmware.

Các máy chủ Secured-core ngày nay tuân theo các quy định này để khởi động an toàn, tự bảo vệ khỏi các lỗi bảo mật firmware, bảo vệ hệ điều hành khỏi các cuộc tấn công, ngăn chặn truy cập trái phép, bảo mật danh tính của người dùng và thông tin đăng nhập miền.

windows server 2022 2

Tính năng bảo mật trên Windows Server 2022

Windows Server 2022 cùng với Secured-core sẽ bổ sung các khả năng bảo vệ phòng ngừa sau cho máy chủ:

Tăng cường bảo vệ khai thác lỗ hổng:

Những đổi mới về phần cứng cho phép triển khai mạnh mẽ và hiệu quả các biện pháp giảm thiểu khai thác lỗ hổng. Windows Server 2022 và các ứng dụng trọng yếu sẽ được bảo mật khỏi một kỹ thuật khai thác phổ biến – lập trình hướng trả về (ROP) – thường được sử dụng để chiếm đoạt luồng điều khiển dự định của một chương trình.

Bảo mật kết nối:

Kết nối an toàn là trọng tâm của các hệ thống được liên kết ngày nay. Transport Layer Security (TLS) 1.3 là phiên bản mới nhất của giao thức bảo mật được triển khai nhiều nhất trên internet, hỗ trợ mã hóa dữ liệu để cung cấp kênh giao tiếp an toàn giữa hai điểm cuối.

TLS 1.3 loại bỏ các thuật toán mật mã lỗi thời, tăng cường bảo mật so với các phiên bản cũ. Windows Server 2022 đi kèm với TLS 1.3 được kích hoạt theo mặc định, giúp bảo vệ dữ liệu của các máy khách đang kết nối với máy chủ.

HTTPS cũng được bật theo mặc định, nhờ đó tăng thêm một lớp bảo mật bổ sung khi kết nối với dữ liệu quan trọng, giúp chuyển dữ liệu an toàn hơn.

Secured core server

Một số tính năng mới khác của Windows Server 2022 đã được công bố:

  • Tính năng bảo vệ nhiều lớp nâng cao chống lại các mối đe dọa dễ dàng được bật từ máy chủ secured-core.
  • Quản lý và kiểm soát Windows Server tại chỗ (Windows Server on-prem) với Azure Arc.
  • Quản lý máy ảo tốt hơn với Windows Admin Center mới nhất.
  • Di chuyển máy chủ tập tin từ tại chỗ sang Azure với với kịch bản hỗ trợ mới trong Storage Migration Service.
  • Cải thiện việc triển khai ứng dụng đóng gói (container) với dung lượng file image nhỏ hơn để tải xuống nhanh hơn và thực thi network policy được đơn giản hóa.
  • Cập nhật các ứng dụng .NET bằng công cụ đóng gói (containerization) mới trong Windows Admin Center.

Theo Microsoft, trong tương lai, công ty sẽ chỉ phát hành phiên bản LTSC cho Windows Server và không phát hành bản Semi-Annual Channel. Các bản phát hành của Windows server LTSC này sẽ nhận được hỗ trợ 10 năm, trong đó có 5 năm chính thức và 5 năm mở rộng. Các quan chức cho biết, Microsoft có kế hoạch phát hành các phiên bản Windows Server mới từ hai đến ba năm một lần.

Microsoft sẽ tổ chức sự kiện Windows Server Summit trực tuyến vào ngày 16 tháng 9 với các bản demo công khai đầu tiên về sản phẩm.

Đặc biệt bạn nào đang muốn tìm hiểu về mcsa 2022 thì tham khảo khóa học: Quản trị hệ thống Windows Server 2022

Nguồn: Quản trị mạng

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Hãy bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 1