VMware vSphere là gì? Nền tảng ảo hóa mạnh mẽ cho Doanh Nghiệp

VMware vSphere là một nền tảng ảo hóa và tổng hợp tài nguyên phần cứng vật lý trên nhiều hệ thống, cho phép quản lý và cung cấp các nhóm tài nguyên ảo trong trung tâm dữ liệu. Bài viết này, BKNET sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về VMware vSphere nhé!

VMware vSphere là gì?

VMware vSphere là gì?

VMware vSphere là giải pháp ảo hóa hàng đầu, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa tài nguyên, tăng khả năng linh hoạt và tiết kiệm chi phí vận hành. Nền tảng này cho phép tạo và quản lý nhiều máy ảo (VM) trên một máy chủ vật lý duy nhất, từ đó khai thác tối đa hiệu suất phần cứng và đơn giản hóa việc quản lý IT.

Mục đích chính của VMware là tạo ra cơ sở hạ tầng điện toán đám mây và cài đặt chính là máy chủ/server. Nó bao gồm một tập hợp các ứng dụng ảo hóa doanh nghiệp trong đó có ESX/ESXi. Nói một cách đơn giản, khi được hỏi VMware vSphere là gì, hãy nhớ rằng VMware vSphere là bộ sản phẩm VMware dùng để đáp ứng nhu cầu ảo hóa hệ thống.

Với VMware vSphere, bạn có thể:

  • Tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên: Chạy nhiều VM trên cùng một máy chủ, loại bỏ nhu cầu về nhiều phần cứng vật lý.
  • Tăng tính linh hoạt: Dễ dàng di chuyển, sao lưu và phục hồi VM, đáp ứng nhu cầu kinh doanh thay đổi nhanh chóng.
  • Tiết kiệm chi phí: Giảm chi phí mua sắm, bảo trì và vận hành phần cứng.
  • Nâng cao khả năng sẵn sàng: Đảm bảo tính sẵn sàng cao cho ứng dụng với các tính năng dự phòng và phục hồi sau thảm họa.
  • Tăng cường bảo mật: Cố lập VM để bảo vệ dữ liệu và ứng dụng khỏi các mối đe dọa.

VMware vSphere có bao nhiêu phiên bản?

VMware vSphere cung cấp một giải pháp ảo hóa bao gồm các tính năng tích hợp, quản lý và đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh. VMware vSphere cung cấp ba phiên bản linh hoạt:

  • vSphere Standard Edition: một giải pháp đáp ứng các yêu cầu cơ bản với chi phí phần cứng thấp.
  • vSphere Enterprise Edition: là một giải pháp mạnh mẽ giúp người dùng có thể tùy chỉnh và tối ưu hóa cơ sở hạ tầng.
  • vSphere Enterprise Plus Edition: một giải pháp lý tưởng, đầy đủ tính năng để ảo hóa toàn bộ trung tâm dữ liệu thành cơ sở hạ tầng điện toán đám mây.

Các phiên bản của ESXI bạn nên biết

  • Phiên bản ESXi 3.5
  • Phiên bản ESXi 4.0
  • Phiên bản ESXi 5.1
  • Phiên bản ESXi 5.5
  • Phiên bản ESXi 6.0
  • Phiên bản ESXi 7.0
  • Phiên bản ESXi 8.0

Các thành phần của VMware vSphere

VMware vSphere bao gồm các thành phần sau:

  • ESXi: Là hypervisor của VMware, chạy trực tiếp trên phần cứng máy chủ để quản lý và cung cấp tài nguyên cho các máy chủ ảo.
  • vCenter Server: Là thành phần trung tâm quản lý hệ thống VMware vSphere, cho phép quản lý nhiều máy chủ ảo và phần cứng từ một giao diện duy nhất.
  • vSphere Web Client: Là giao diện web dựa trên nền tảng HTML5 cho phép quản lý và cấu hình các tài nguyên của hệ thống vSphere.
  • vSphere Client: Là ứng dụng máy tính để bàn cho phép quản lý và cấu hình các tài nguyên của hệ thống vSphere.
  • Virtual Machine File System (VMFS): Là hệ thống tệp ảo hóa để quản lý các tệp của các máy chủ ảo trên hệ thống VMware.
  • vSphere Distributed Switch (vDS): Là công cụ quản lý mạng cho phép tạo ra các mạng ảo và quản lý các cổng mạng trên nhiều máy chủ ảo.
  • vSphere High Availability (HA): Là tính năng cung cấp khả năng dự phòng tự động cho các máy chủ ảo, giúp đảm bảo các ứng dụng luôn sẵn sàng để sử dụng.

cac lop thanh phan chinh vmware vsphere

  • vSphere Distributed Resource Scheduler (DRS): Là tính năng tự động phân phối tài nguyên máy chủ ảo trên các máy chủ vật lý, giúp tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên.
  • vSphere Storage DRS: Là tính năng tự động phân phối tài nguyên lưu trữ cho các máy chủ ảo trên các thiết bị lưu trữ, giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên lưu trữ.
  • vSphere vMotion: Là tính năng cho phép di chuyển các máy chủ ảo giữa các máy chủ vật lý mà không làm gián đoạn hoạt động của ứng dụng.
  • vSphere Fault Tolerance (FT): Là tính năng cung cấp khả năng dự phòng tự động cho các máy chủ ảo bằng cách tạo ra một bản sao chính xác của máy chủ ảo đang hoạt động.
  • vSphere Replication: Là tính năng cho phép sao lưu và phục hồi các máy chủ ảo trên nhiều vị trí.
  • vSphere Update Manager (VUM): Là công cụ quản lý và cập nhật tài nguyên của hệ thống VMware vSphere, cho phép cập nhật các máy chủ ảo, driver và firmware.
  • vSphere App HA: Là tính năng cung cấp khả năng dự phòng tự động cho các ứng dụng, giúp đảm bảo các ứng dụng luôn sẵn sàng để sử dụng.
  • vSphere Network I/O Control (NIOC): Là tính năng quản lý lưu lượng mạng để đảm bảo hiệu suất của các ứng dụng và các dịch vụ mạng.
  • vSphere Storage I/O Control (SIOC): Là tính năng quản lý lưu lượng lưu trữ để đảm bảo hiệu suất của các ứng dụng và các dịch vụ lưu trữ.
  • vSphere Big Data Extensions (BDE): Là tính năng cho phép triển khai và quản lý các ứng dụng xử lý dữ liệu lớn (big data) trên hệ thống VMware vSphere.
  • vSphere Virtual Volumes (VVols): Là tính năng cho phép quản lý tài nguyên lưu trữ của các máy chủ ảo trên cấp độ đơn vị tài nguyên thay vì trên cấp độ thiết bị lưu trữ.
  • vSphere Integrated Containers (VIC): Là tính năng cho phép triển khai và quản lý các container Docker trên hệ thống VMware vSphere.

vSphere Security: Là tính năng bảo mật của VMware vSphere, cung cấp các công cụ và chức năng để bảo vệ hệ thống và dữ liệu của bạn.

Những tính năng vượt trội của trình ảo hóa VMware vSphere là gì?

  • Nhanh chóng di chuyển máy ảo sang hệ thống khác mà không có thời gian chết (downtime).
  • Dễ dàng di chuyển động các máy ảo sang các phân vùng lưu trữ khác mà không sợ downtime.
  • Hỗ trợ mở rộng tài nguyên RAM, CPU của máy chủ mà không gây ra downtime.
  • Sao lưu và khôi phục máy ảo, cũng như bảo vệ dữ liệu an toàn.
  • Đảm bảo tính liên tục của ứng dụng ngay cả khi máy chủ bị lỗi mà không gây mất dữ liệu.
  • Cho phép các ứng dụng sao lưu của bên thứ ba sử dụng các API này. Đây là một tính năng dễ nhận thấy khi biết VMware vSphere là gì.
  • Tự động cân bằng tải và quản lý tập trung tài nguyên máy chủ thành một khối.
  • Duy trì tính liên tục của công việc khi hệ thống gặp sự cố.
  • Cho phép cấu hình, tạo và duy trì các vùng bảo mật riêng biệt.
  • Với các kết nối mạng sử dụng cluster-level, bạn có thể quản lý và giám sát các kết nối mạng một cách tập trung.
  • Tự động cân bằng tải, quản lý, giám sát trên các thiết bị storage và network.
  • Sử dụng các Template để tạo các máy ảo.
  • Sử dụng ESXi để tự động triển khai Host.
  • Chọn storage dựa trên các chính sách được xác định trước.
  • Cân bằng tải tự động trên storage.
  • Traffic từ nhiều cổng song song được kết hợp vào một giao diện quản lý duy nhất.

Lời kết

Trên đây là những thông tin về VMware vSphere, hy vọng với những thông tin được cung cấp ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống ảo hóa VMware vSphere. Nếu có câu hỏi liên quan đến VMware vSphere, vui lòng để lại lời nhắn, BKNET sẽ có những giải đáp thắc mắc sớm nhất dành cho bạn.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Hãy bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 1

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?

Xem Cakhia HD chất lượng

Link XoilacTV trực tiếp bóng đá