Theo Global Knowledge, dữ liệu cho thấy các khách hàng của họ sau khi chọn học các khóa này thì đã có công việc tốt hơn sau khi tốt nghiệp. Các báo cáo về thị trường tuyển dụng IT cũng chỉ ra sự thật là các nhà tuyển dụng đang dần nâng cao yêu cầu và tìm kiếm những ứng viên có nhiều kỹ năng để đáp ứng công việc.
80% các chuyên gia IT cho biết các chứng chỉ rất hữu ích trong việc phát triển sự nghiệp. Vậy những loại chứng chỉ CNTT nào mà nếu sở hữu nó các kỹ sư IT sẽ được trả mức lương đáng mơ ước. Hãy cùng BKNET điểm danh top 10 chứng chỉ CNTT hữu ích nhất hiện nay nhé!
10. ITIL – Thư viện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
ITIL (Information Technology Infrastructure Library) nói tóm gọn là một framework tổng hợp được nhiều doanh nghiệp sử dụng để xây dựng hệ thống quản lý dịch vụ CNTT (IT Service Management).
Mục tiêu mà ITIL hướng tới là nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tối ưu hóa chi phí hoạt động CNTT, nâng cao hình ảnh bộ phận CNTT, giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh, framework mô tả quy trình cần có trong dịch vụ CNTT, hướng dẫn triển khai, kỹ năng cần có, định nghĩa từng vai trò và trách nhiệm của người tham gia cung cấp dịch vụ.
Một số doanh nghiệp đầu tư FDI vào Việt Nam yêu cầu vendor phải có chứng chỉ ITIL quốc tế có thể kể đến Lazada, Suntory PepsiCo Vietnam, Coca Cola Vietnam, HSBC Bank Vietnam, SCC Vietnam, AIG Insurance vì hệ thống dịch vụ CNTT mà họ cung cấp được xây dựng theo giá trị thực tiễn của ITIL và đạt mức tăng trưởng nhất định. Các tập đoàn lớn trong nước cũng dần triển khai nâng cao năng lực đội ngũ với ITIL như VNPT, EVN, PVN, bộ Tài Chính hay Kho bạc Nhà nước.
Ai cần học ITIL?
- CIO/CTO: Vị trí này cần biết ITIL để hoạch định chiến lược phát triển dịch vụ, cách quản lý các danh mục đầu tư
- IT Manager: Tham gia hoạch định chiến lược cung cấp dịch vụ CNTT, danh mục đầu tư, đưa ra các cam kết SLA (Service Level Agreement), tham gia thiết kế hệ thống dịch vụ CNTT
- IT Operation Manager: Tham gia thiết kế quy trình dịch vụ, hướng dẫn, triển khai công cụ Helpdesk/ Service Desk, quản lý Service Catalogue,…
- IT Help desk/ Service Desk: Nắm rõ quy trình hệ thống, phân tích và thực hiện vận hành hệ thống dịch vụ CNTT hiệu quả.
9. VCP-DCV – VMware Certified Professional 7 – Ảo hóa trung tâm dữ liệu
VMware Certified Professional (VCP) được chứng nhận và cấp bởi Vmware, chứng nhận kỹ năng và chuyên môn về kỹ thuật ảo hóa trung tâm dữ liệu. Chứng chỉ VCP là sự kết hợp giữa mạng data center truyền thống và quản lý đám mây.
Để đạt được chứng chỉ này, các ứng viên cần tối thiểu sáu tháng kinh nghiệm với các công nghệ về cơ sở hạ tầng VMware và nắm vững kiến thức Domain Name System (DNS), định tuyến và kỹ thuật kết nối cơ sở dữ liệu, biết triển khai cấu hình, quản lý và quy mô các môi trường VMware vSphere.
Kiến thức và kinh nghiệm sau khi bạn hoàn thành chứng chỉ VCP
- Có thể cài đặt, cấu hình, nâng cấp & Server vCenter an toàn và VMware ESXi.
- Có thể xác định Kiến trúc và giải pháp vSphere.
- Có thể cấu hình vNetwork Standard và chuyển mạch phân tán.
- Có thể xác định và cấu hình cài đặt VLAN, VSS và Policies VDS .
- Có thể lập kế hoạch, triển khai và cấu hình Shared Storage và Virtual Appliance Storage (SVA) cho vSphere.
- Có thể tạo, triển khai và quản lý các máy ảo, Templates và vApps.
- Có thể di chuyển các máy ảo, và sao lưu / khôi phục các máy ảo sử dụng VMware Data Recovery.
- Có thể thực hiện xử lý sự cố cơ bản cho Mạng vSphere, lưu trữ và máy chủ ESXi.
- Có thể giám sát việc thực hiện và quản lý vSphere vCenter Server
Bạn có thể tham khảo khoá học: Triển khai, quản trị hạ tầng ảo hoá VMware vSphere [v7.x]
8. AWS Certified Cloud Practitioner – Chứng chỉ về kỹ năng đám mây AWS
Bài thi The AWS Certified Cloud Practitioner examination dành cho những cá nhân có kiến thức và kĩ năng cần thiết để chứng minh việc hiểu tổng thể về AWS Cloud, độc lập với các vai trò kỹ thuật cụ thể được chứng nhận bởi các chứng chỉ khác. Bài thi diễn ra tại trung tâm khảo thí hoặc từ nơi thoải mái và tiện lợi như ở nhà hoặc văn phòng với kì thi trực tuyến.
Trở thành AWS Certified Cloud Practitioner là một khuyến nghị, và tùy chọn để hướng tới đạt được Associate-level (cấp độ hội viên) hoặc Specialty certification (cấp độ chuyên môn).
Khả năng được chứng thực bởi chứng chỉ này
- Đưa ra định nghĩa về AWS Cloud và cơ sở hạ tầng chung cơ bản
- Mô tả các nguyên tắc kiến trúc cơ bản của AWS Cloud
- Mô tả giá trị của AWS Cloud
- Mô tả các dịch vụ chính trên nền tảng AWS và các trường hợp sử dụng phổ biến (ví dụ: điện toán và phân tích)
- Mô tả các khía cạnh cơ bản về bảo mật và tuân thủ của nền tảng AWS và mô hình bảo mật được chia sẻ
- Xác định các mô hình thanh toán, quản lý tài khoản và định giá
- Xác định các nguồn tài liệu hướng dẫn hoặc hỗ trợ kỹ thuật (ví dụ: báo cáo nghiên cứu chuyên sâu hoặc phiếu hỗ trợ)
- Mô tả các đặc điểm cơ bản/cốt lõi của việc triển khai và vận hành trên AWS Cloud
Kiến thức và kinh nghiệm được khuyến nghị
- Các thí sinh nên có ít nhất sáu tháng kinh nghiệm với AWS Cloud ở vai trò bất kỳ, bao gồm vai trò kỹ thuật, quản lý, bán hàng, thu mua hoặc tài chính
- Thí sinh cần có hiểu biết cơ bản về các dịch vụ CNTT và cách sử dụng những dịch vụ đó trên nền tảng Đám mây AWS
7. CISA – Chuyên gia kiểm định hệ thống thông tin
Certified Information Systems Auditor, viết tắt là CISA – Chuyên gia kiểm định hệ thống thông tin.
Chuyên gia kiểm định hệ thống thông tin (CISA) là một loại chứng chỉ do Hiệp hội kiểm toán và kiểm soát hệ thống thông tin (ISACA) ban hành. Đây là tiêu chuẩn toàn cầu cho các chứng chỉ liên quan đến các công việc trong hệ thống thông tin, đặc biệt là kiểm toán, kiểm soát và bảo mật giám sát và đánh giá hệ thống CNTT của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Bài kiểm tra của chứng chỉ này sẽ đánh giá chuyên môn của bạn trong quy trình kiểm toán hệ thống thông tin (IS), khả năng báo cáo của bạn về các quy trình tuân thủ và truy cập vào các lỗ hổng bảo mật.
Để đủ điều kiện thi chứng chỉ CISA, bạn cần có 5 năm kinh nghiệm trở lên trong ngành kiểm toán, kiểm soát, đảm bảo hoặc bảo mật hệ thống thông tin hoặc CNTT. Để duy trì chứng chỉ, bạn sẽ cần báo cáo ít nhất 20 khóa học CPE hàng năm, chứng chỉ sẽ hết hạn sau 3 năm.
6. CISSP – Chứng chỉ bảo mật CNTT
Tới thời điểm hiện tại, chứng chỉ CISSP (Certified Information Systems Security Professional) được coi là một trong những chứng chỉ cao cấp và giá trị nhất ở lĩnh vực bảo mật và công nghệ thông tin, được cấp và quản lý bởi tổ chức độc lập (ISC)².
Chứng chỉ này cần thiết cho những ai? Câu trả lời là những vị trí đảm nhiệm về bảo mật như: Chuyên viên tư vấn bảo mật, Chuyên viên phân tích bảo mật, Giám đốc bảo mật, Kỹ sư bảo mật hệ thống, Giám đốc/Trưởng phòng CNTT, Giám đốc An ninh thông tin (CISO), Chuyên viên đánh giá bảo mật, Giám đốc bảo mật, Kỹ sư an ninh mạng, Kỹ sư mạng, …
Một số nội dung trong bài thi chứng chỉ CISSP:
- Quản lý truy cập thông tin
- An toàn mạng và viễn thông
- Điều hành an toàn thông tin và quản lý rủi to
- An toàn bảo mật trong phát triển phần mềm
- Mã hóa thông tin
- Kiến trúc và thiết kế an toàn
- Pháp lý, quy định, điều tra và tuân thủ
- An toàn trong môi trường vật lý
Để đạt được chứng chỉ này không hề đơn giản, cho đến tháng 7 năm 2020 mới chỉ có khoảng 26 người Việt Nam sở hữu – một con số quá nhỏ so với nhu cầu bảo mật thông tin mạnh mẽ như hiện nay. Cho nên, nếu sở hữu chứng chỉ này trong tay, bạn chính là gương mặt vàng của lĩnh vực bảo mật!
5. PMP – Chứng chỉ quản lý dự án chuyên nghiệp
PMP – Project Management Professional là một chứng chỉ do Viện Quản lý Dự án (Hoa Kỳ) đưa ra từ năm 1984. Đây là chứng chỉ quốc tế công nhận một người có tri thức và kỹ năng để dẫn dắt, quản lý nhóm nhằm thực hiện dự án, chuyển giao kết quả đáp ứng theo yêu cầu ràng buộc của dự án.
PMP cần thiết vì nó phục vụ cho chính công việc của những người làm dự án, kể cả ở vị trí quản lý như Project Management Office staff, Project Manager hay ở vị trí là một thành viên bình thường. Người PM có thể áp dụng khung (framework) trong PMP vào việc điều hành dự án, thay đổi những cách làm không hiệu quả, nâng cao khả năng thành công của dự án. Các thành viên dự án cũng có thể dùng kiến thức PMP để hiểu được các thuật ngữ, nắm được quy trình, process trong phát triển dự án, hỗ trợ PM quản lý dự án…
Tuy trong cùng lĩnh vực PM (Project Manager) có rất nhiều loại chứng chỉ khác nhưng PMP (Project Management Professional) được đánh giá là thông dụng nhất bởi tính đa ngành với một số lĩnh vực như: xây dựng, sản xuất, CNTT.
Điều kiện thi chứng chỉ cũng khá khắt khe khi:
- Nếu bạn đạt trình độ học vấn Tốt nghiệp Trung học/Cao đẳng: yêu cầu tối thiểu 5 năm kinh nghiệm quản lý dự án ~ tương đương 7500 giờ làm việc.
- Nếu bạn đạt trình độ Tốt nghiệp Đại học: yêu cầu tối thiểu 3 năm kinh nghiệm quản lý dự án ~ tương đương 4500 giờ làm việc thực tế
Ngoài ra 2 đối tượng trên phải tham gia 35 giờ học về quản lý dự án.
4. CRISC – Chứng chỉ kiểm soát rủi ro và an ninh CNTT
Chứng chỉ CRISC (Certified Risk and Information Systems Control) của ISACA dành cho các chuyên gia thiết kế, thực hiện, giám sát và duy trì kiểm soát an ninh CNTT. CRISC là một trong những chứng chỉ uy tín nhất trong ngành công nghiệp đổi mới, tập trung vào đánh giá rủi ro CNTT trong kinh doanh.
Bài kiểm tra bao gồm 4 phần chính: Nhận dạng rủi ro CNTT (Identification), Đánh giá rủi ro (Assessment), Ứng phó Giảm thiểu thiệt hại (Mitigation), Giám sát và Báo cáo rủi ro (Control Monitoring and Reporting)
Điều kiện tiên quyết để thi lấy chứng chỉ là ba năm kinh nghiệm liên quan đến việc xác định và quản lý rủi ro bảo mật.
3. CISM – Chứng chỉ quản lý bảo mật
Tương tự với chứng chỉ CISSP, có cùng cấp độ về quản lý bảo mật. Tuy nhiên, chứng chỉ CISM (Certified Information Security Manager) thiên về các hoạt động, công tác bảo mật cũng như cách thức phát triển, tích hợp duy trì các chương trình bảo mật dựa theo mô hình tổng thể.
CISM bao gồm 4 lĩnh vực:
- Quản trị bảo mật thông tin
- Quản trị rủi ro thông tin
- Quản lý và phát triển chương trình bảo mật thông tin
- Quản lý sự cố bảo mật.
Chứng chỉ được thiết kế dành cho các đối tượng thuộc cấp độ chuyên gia quản lý bảo mật thông tin (IS Professional level). Đây là những người phải giữ được tầm nhìn bằng cách quản lý, thiết kế, giám sát và đánh giá hệ thống bảo mật thông tin trong tổ chức/doanh nghiệp.
Sở hữu chứng chỉ này sẽ đảm bảo được ứng viên có kỹ năng thành thạo trong việc quản lý rủi ro bảo mật, quản trị, quản lý và phát triển các chương trình, quản lý và khắc phục sự cố.
2. AWS Certified Solutions Architect-Associate – Kiến trúc sư giải pháp AWS
Bài thi AWS Certified Solutions Architect – Associate dành cho những người muốn thực hiện vai trò kiến trúc sư giải pháp và có một năm kinh nghiệm hoặc nhiều hơn trong việc thiết kế các hệ thống phân tán khả dụng, tiết kiệm chi phí, và có hệ thống phân phối mở rộng cao trên AWS.
Khả năng được chứng thực bởi chứng chỉ này
- Mô tả một cách hiệu quả kiến thức của việc làm thế nào để kiến trúc và triển khai các ứng dụng bảo mật và mạnh mẽ trên nền tảng các công nghệ của AWS
- Xác định giải pháp dựa trên các nguyên tắc thiết kế kiến trúc theo yêu cầu của khách hàng
- Cung cấp hướng dẫn thực thi dựa trên những kinh nghiệm thực tế tốt nhất cho tổ chức thông qua vòng đời của dự án
Kiến thức và kinh nghiệm được khuyến nghị
- Kinh nghiệm sử dụng thực tế các dịch vụ điện toán, kết nối mạng, lưu trữ và cơ sở dữ liệu của AWS
- Kinh nghiệm làm việc thực tế với các dịch vụ triển khai và quản lý của AWS
- Khả năng nhận biết và xác định các yêu cầu kỹ thuật đối với ứng dụng dựa trên AWS
- Khả năng nhận biết dịch vụ AWS nào đáp ứng được điều kiện kỹ thuật đề ra
- Kiến thức về thực tiễn tốt nhất được khuyến nghị cho việc xây dựng các ứng dụng bảo mật và tin cậy trên nền tảng AWS
- Hiểu biết về các nguyên tắc kiến trúc cơ bản khi xây dựng trên AWS Cloud
- Hiểu biết về cơ sở hạ tầng toàn cầu của AWS
- Hiểu biết về các công nghệ mạng liên quan đến AWS
- Hiểu biết về các tính năng và công cụ bảo mật mà AWS cung cấp cũng như mối liên quan giữa các tính năng và công cụ đó với các dịch vụ truyền thống
1. Google Certified Professional Cloud Architect
Theo báo cáo của People Knowledge về thu nhập và kỹ năng CNTT toàn cầu, các chuyên gia CNTT được trả lương cao nhất thế giới phần lớn tập trung nhiều hơn trong các lĩnh vực liên quan đến điện toán đám mây, an ninh mạng, quản lý dự án và mạng.
Dù chỉ mới ra mắt từ năm 2017 nhưng chứng chỉ GCP Cloud Architect do Google cấp lại đứng đầu bảng hai năm liên tiếp trong danh sách. Chứng chỉ này công nhận những năng lực về:
- Thiết kế và lập kế hoạch kiến trúc giải pháp đám mây
- Quản lý và cung cấp cơ sở hạ tầng giải pháp đám mây
- Thiết kế để bảo mật và tuân thủ
- Phân tích và tối ưu hóa các quy trình kỹ thuật và kinh doanh
- Quản lý và triển khai kiến trúc đám mây
- Đảm bảo giải pháp và độ tin cậy hoạt động
Có thể thấy hoàn thành chứng chỉ này bạn sẽ được chứng minh năng lực ở khả năng thiết kế, phát triển và quản lý kiến trúc đám mây của Google khi sử dụng các công nghệ GCP. Và để đạt được nó, chuyên gia IT cần có kiến thức chuyên sâu về giải pháp ở những tình huống riêng biệt.
Trong tương lai gần, thành thạo các công cụ Google sẽ là điểm sáng trong CV, cũng như dần trở thành điều kiện quan trọng khi tuyển dụng tại hầu hết các công ty lớn, khi mà kỹ năng về cloud đang được tìm kiếm và yêu cầu ở rất nhiều nơi.
Đừng chỉ học khi còn là sinh viên. Đừng ra trường và mãi chỉ là “thợ code”. Để tiến xa hơn trong giới lập trình, ngoài kinh nghiệm thực chiến, bạn sẽ cần một “giấy chứng nhận” năng lực được công nhận bởi tổ chức uy tín trên toàn cầu. Trau dồi kiến thức không bao giờ là thừa thãi, nếu là bạn, thì bạn sẽ lựa chọn chứng chỉ nào để phấn đấu?
BKNET Tổng hợp